Luôn để mật khẩu khóa cho điện thoại Hiển nhiên, điều này là đúng nhưng hơn 30% người sử dụng không dùng mật khẩu để bảo vệ các thiết bị di động của họ. Bởi nhiều người chưa biết đây là điều đầu tiên bạn cần phải áp dụng tránh trường hợp khi điện thoạicủa bạn bị mất hoặc bị đánh cắp. Bạn nên đặt mã khóa hoặc một hình ảnh, giọng nói nào đó để có thể bảo vệ cho điện thoại, những thông tin nhạy cảm và cả tài khoản Facebook của mình. Hãy thử tưởng tượng tới các email công việc, các tài liệu quan trọng... hoặc nhiều điều hơn thế có trong máy của bạn mà khôngđược bảo mật. Nếu bạn có một chiếc Iphone và nó đã bị khóa, những bạn muốn đặt một mật mã có tính bảo mật cao trên điện thoại. Hãy vào phần General Settings, sau đó vào phần Passcode Lock. Tắt tính năng Passcode đơn giản (giới hạn có bốn chữ số) sau đó tạo ra một mã mới phù hợp cho bạn. Bạn cũng có thể thiết lập chức năng xóa dữ liệu của mình khi nhập sai mật khẩu, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những thông tin mà bạn cần bảo mật khi có người khác đăng nhập.
Sử dụng những mật khẩu khác nhau cho các tài khoản như email hay Facebook. Theo một khảo sát, tại Mỹ có 3/4 số người sử dụng web chọn một mật khẩu duy nhất cho tất cả các tài khoản họ đăng ký (thường là consố hoặc chữ cái thông thường). Hãy thử một lần thay đổi thói quen của bạn, bằng cách sử dụng nhiều hơn các ký tự khi tạo mật khẩu. Bên cạnh đó bạn hãy dành thời gian để sáng tạo ra nhiều mật khẩu khác nhau cho các tài khoản của mình, điều này sẽ gây khó khăn lớncho hacker hay bất cứ người nào muốn lấy thông tin từ nhiều tài khoản của bạn.
Hãy chắc chắn rằng trình duyệt Secure Browsing luôn bật sẵn Facebook đã đưa ra những chọn lựa cho việc bảo mật từ năm 2011. Nếu không có một link dẫn HTTP Secure (HTTPS) luôn được kết nối, dữ liệu của bạn đang mở có thể dễ dàng bị xâm nhập bất cứ lúc nào khi sử dụng wi-fi. Tuy nhiên có một nhược điểm là mã hóa HTTPS có thể làm chậm đường truyền Facebook của bạn. Nhưng bạn vẫn nên áp dụng nhằm ngăn chặn bất cứ hành vi xâm nhập nào có thể xảy ra.
Bật thông báo đăng nhập (login notification) và trình phê duyệt (appovals) Nhằm đảm bảo tài khoản chỉ được truy cập khi đã xác nhận, bạn nên kích hoạt tính năng này. Facebook sẽ gửi cho bạn một thông báo mỗi khi tài khoản của bạn được truy cập từ một địa điểm mới (bạn có thể sẽ phải cung cấp một số điện thoại cho Facebook) Sau khi chỉ định tên thiết bị được sử dụng nhiều nhất, bạn sẽ nhận được một cảnh bảo nếu một ai đó vào tài khoản của bạn bằng một thiết bị khác. Khi tài khoản của bạn bị đăng nhập, ngay lập tức bạn sẽ nhận được hướng dẫn để đặt lại mật khẩu nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho thông tin cá nhân. Tương tự như việc xác minh qua hai bước, việc này sẽ yêu cầu bạn cho một mã số đặc biệt mỗi khi bất kỳ ai cố gắng truy cập tài khoản của bạn từ một thiết bị mới.
Sử dụng "Trusted contact" Mới đây Facebook đã áp dụng tính năng này cho bạn chọn một nhóm nhỏ bạn bè đáng tin cậy. Trong trường hợp bạn không thể truy cập tài khoản của bạn và thậm chí cả câu hỏi bảo mật cũng không có tác dụng, Facebook sẽ gửi các mã khác nhau cho những người bạn trong list "Trusted contact" . Bạn nên chọn những bạn bè thật thân thiết và có thể liên hệ với họ một cách nhanh chóng. Đồng thời từ đó có được thông tin cho mình một cách dễ dàng nhất.
Chú Ý : Bạn sẽ rời khỏi trang trang wap của mình: GiaiTriMe.Com Và đi đến một liên kết ngoài là: {_ $url|
Wapsite ngoài luồng} Địa chỉ này không thuộc quyền quản lý của wap mình. Vì vậy admin không chịu bất cứ trách nhiệm nào về nội dung của các trang wap này. Hãy tự bảo vệ mình, và nhớ là quay lại wap mình sớm nha!
Dưa cải chua
Dưa cải chua
- 1 kg cải
- vài tép hành lá (tác dụng làm thơm và vàng dưa)
- 1 bụm tay đường (tác dụng lên men chua)
- 1 bụm tay muối
Cách làm:
Dưa mua về, tách từng lá, rửa sạch nhiều nước, xắt nhỏ.
Hành lá xắt ngắn 5 cm.
Cho muối và đường vào thau nước âm ấm, khuấy đều, rồi ém cải và hành lá vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước.
Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Chừng nào ăn hết, làm đợt mới thì chừa một tô nước dưa cũ trộn chung vào (vẫn cho thêm muối, đường, hành lá). Sau một ngày là ăn được, rất chua nhưng không thơm bằng lần đầu. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới. Không dùng nước dưa cũ, vì dưa sẽ khú, ăn không ngon.
2. CÀ PHÁO
- 1 kg cà cái sắn (khi mua thử bằng cách cho quả cà vào miệng cắn thấy dòn và không đắng là được).
- 1 củ tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
Cách làm:
Cà mua về gọt bỏ cuống và chỗ bị sâu, rửa sạch.
Bỏ chung tỏi, muối, và cà vào một cái thau, xóc đều.
Để đó chừng một tiếng đồng hồ sau thì đổ nước âm ấm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt cà, nhận cà chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt cà kế tiếp có thể dùng lại một chút nước cà cũ cho cà mau chua, nhưng sẽ có váng (lên meo). Sau 1 ngày là ăn được. Đợt cà kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước cà cũ.
3. DƯA CẦN BẮP CẢI
- hai bó rau cần
- 1 kg bắp cải
- một nắm rau răm
- vài tép tỏi giã nát
- 1 bụm tay muối
- 1 bụm tay đường
Cách làm:
Rau cần rửa sạch nhiều nước, xắt khúc bằng ngón tay.
Bắp cải xắt nhuyễn, rửa thật sạch.
Rau răm rửa sạch, ngắt lấy lá.
Trộn chung ba thứ ấy với nhau.
Lấy thau, cho vào nước, tỏi giã, muối, đường. Khuấy tan, rồi cho hỗn hợp rau cần, bắp cải, rau răm vào. Lấy cái dĩa úp trên mặt dưa, nhận dưa chìm xuống nước. Đậy kín. Sau hai ngày là ăn được.
Đợt dưa kế tiếp có thể dùng lại một chút nước dưa cũ. Sau 1 ngày là ăn được. Đợt dưa kế tiếp thì làm hoàn toàn mới, không dùng nước dưa cũ.
4. DƯA CỦ HÀNH
- 2 kg hành củ
- nửa chén giấm
- nửa chén đường
- 1/4 chén muối
Cách làm
Cho 1 chén muối vào thau nước, bỏ vào một cục phèn chua, khuấy đều. Cho hành nguyên cả vỏ vào thau, ngâm. Sau một tiếng đồng hồ vớt cục phèn chua ra. Đậy kín thau và ngâm hành trong 2 ngày.
Sau hai ngày thì làm sạch hành: gọt bỏ vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
Trong khi đó thì làm nước trộn.
Cho giấm, đường, muối, nước vào một cái nồi (chừng nửa nồi nước). Đặt nó trên bếp lửa và khuấy tan. Chừng nào hỗn hợp sôi thì nhắc xuống, để nguội.
Cho củ hành vào keo. Rồi đổ hỗn hợp (nước đường muối) đó vào ngập củ hành. Lấy miếng ni-lông sạch (hay cái chén nhỏ) ấn trên mặt củ hành cho nó chìm xuống nước. Đậy kín keo hành.
Sau 10 ngày là ăn được.
5. DƯA CỦ CẢI TRẮNG
- 3kg củ cải trắng
- 2 muỗng canh nước tương
- 1 giá đường (khoảng nửa chén)
- 1muỗng bột ngột
Cách làm:
Củ cải cắt bỏ đầu cuống và các râu. Không gọt vỏ. Rửa sạch. Xắt thành khúc 5 phân. Mỗi khúc chẻ làm 4.
Ướp củ cải với muối. Sau hai tiếng đồng hồ thì vắt thật ráo nước và rải thưa trên mâm rồi phơi nắng (phơi hai đợt nắng cho khô nước).
Cho củ cải đã phơi khô vào keo.
Cho muối, đường, bột ngọt, nước tương vào nửa nồi nước. Đặt trên bếp khuấy đều cho sôi, thì nhắc xuống, để nguội. Sau đó đổ nước vào keo.
Sau 2 ngày là ăn được.
6. DƯA CHUA ĂN LIỀN
- 1 quả dưa leo (gọt sơ vỏ, bỏ ruột, xắt lát xiên)
- 1 củ cải trắng (gọt bỏ vỏ, xắt lát mỏng hoặc xắt sợi)
- 1 củ cà rốt (gọt bỏ vỏ, xắt sợi)
- 1 củ hành tây (xắt lát mỏng)
- 1 giá giấm (nếu không có giấm thì dùng 2 quả chanh)
- 1 muỗng canh đường
- 2 quả ớt (hoặc ít hơn nếu không ăn cay được)
- 2 muỗng cà phê muối
- 2 muỗng cà phê bột ngọt
- vài tép tỏi
Cách làm:
Dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải trộn đều cho vào tô hay keo hũ.
Giã tỏi, đường, ớt, muối, rồi cho vào tô nước có giấm, khuấy tan. Sau đó đổ hỗn hợp vào keo (có dưa leo, hành tây, cà rốt, củ cải). Bỏ thêm vài trái ớt nguyên cho đẹp mắt. Ngâm độ 1 tiếng đồng hồ là đủ chua, ăn được. Tất nhiên ăn với cơm dĩa, cơm tấm, cơm sườn, v.v...
7. DƯA KIỆU
- 1 kg kiệu Huế làm sạch (có loại làm sẵn bán ở chợ)
- nửa kg đường
- cục phèn chua (bằng 1 lóng tay)
- 1 muỗng cà phê muối
- một củ tỏi lột vỏ
Cách làm:
Kiệu rửa sạch rồi ngâm vào nước với cục phèn và 1 bụm tay muối. Chừng một tiếng, vớt cục phèn ra. Đem thau kiệu có nước này phơi nắng 1 ngày.
Sau đó sả sạch, rải kiệu trên mâm và phơi nắng 1 ngày.
Đem kiệu ướp đường và 1 muỗng cà phê muối với tỏi lột.
Ướp 2 tiếng rồi cho vào keo và đổ giấm vào.
Sau 10 ngày ăn được. Có thể ăn dần suốt năm mà không hư.
8. DƯA GIÁ
- 1 kg giá cọng mập ngắn.
- vài cọng hẹ (tuỳ ý) cắt khúc bằng cọng giá
- 1 củ cà rốt, xắt sợi ngắn bằng cọng giá
- chừng một đốt ngón tay củ gừng, xắt sợi (không giã nát vì nó sẽ làm đục nước).
- chút xíu phèn chua (chừng 1 đốt ngón tay út)
- 1 muỗng cà phê muối
- 3 muỗng cà phê đường
- một chén nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ. (Nếu không có thì thay thế bằng nửa chén giấm).
Cách làm:
Giá rửa sạch, nhặt bỏ các vỏ đậu xanh còn bám vào giá. Cho cục phèn vào thau nước và khuấy tan, rồi ngâm giá và cà rốt xắt sợi vào. Chừng 15 phút, vớt ra rổ cho ráo nước. Đổ nước sạch (không cần nấu chín) vào trong thau, cho muối vào đường vào, khuấy tan. Rồi cho giá, cà rốt, gừng, hẹ, nước dưa kiệu và một ít củ kiệu chẻ nhỏ vào trong thau, sâm sấp mặt nước. Nếu thiếu nước thì đổ thêm nước sạch vào. Lấy cái dĩa bàn đè trên mặt giá cho nó chìm xuống nước. Đậy kín thau, hôm sau là ăn được.
(Có thể dùng cái keo lớn để chứa, thay vì thau. Nhưng trên mặt giá thì lấy cái dĩa nhỏ hơn miệng keo dằn xuống giá xuống. Cũng có thể lấy miếng nhựa sạch dằn nó xuống.)